SAI LẦM PHỔ BIẾN KHI BẤM HỢP ÂM TRÊN UKULELE
(30/03/2020)
SAI LẦM PHỔ BIẾN KHI BẤM HỢP ÂM TRÊN UKULELE
Học đàn xuất hiện lỗi là chuyện bình thường của những học viên khi mới chập chững bước vào thế giới đàn. Nhưng lỗi đó là gì? Cụ thể ra sao và cách khắc phục như thế nào? Trong bài viết dưới đây sẽ đề cập đến 6 lỗi thường gặp nhất cũng như cách khắc phục cho những newbie đây, cùng theo dõi nhé!
Đầu tiên, phải nói rằng khi học đàn ukulele chắc chắn các bạn phải biết đến hợp âm trước nhất (về phần nhạc lý), chúng tôi cũng đã có khá nhiều lần nhắc đên khái niệm cũng như lặp đi lạp lại trong nhiều bài viết rồi nên bạn có thể theo dõi lại các bài viết nêu bạn chưa biết hợp âm là gì nhé!
Và 6 lỗi các bạn mới thường mắc phải đó là:
1. Đặt hợp âm theo cảm giác tay
Nghĩa là: Ngón nào dễ ở vị trí nốt nào thì đặt trước. Như thế là sai.
Đối với người mới chơi, trong quá trình tập đàn ukulele, việc phạm phải lỗi này là điều rất phổ biến. Tuy nhiên lỗi này nên phải khắc phục sớm để quá trình học cũng như những kỹ thuật sau này sẽ được phát triển hơn.
Cụ thể cách khắc phục:
Trong quá trình tập hoặc chơi, khi bấm hợp âm nên bấm theo một trình tự từ trên xuống (nghĩa là từ dây 1 đến dây thứ tư), các nốt trên cùng thì đặt trước, sau đó lần lượt theo thứ tự các nốt tiếp theo.
2. Đặt từng ngón vào hợp âm (lỗi mà đa số các newbie nào cũng gặp phải)
Nghĩa là: Khi có hợp âm ba nốt thì người chơi sẽ lần lượt đặt ngón tay vào từng nốt trên đàn. Tuy không phải là lối chơi sai (nếu không phạm phải lối thứ nhất) nhưng sẽ rất chậm, ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp sau này.
Cách khắc phục cụ thể:
Tập luyện nhiều vào, những giai đoạn đầu trong lúc tập luyện có thể chơi bấm từng nốt được, nhưng đó là để cho cảm giác tay quen và bắt nốt chính xác dần dà khi đã không còn lầm lẫn giữa các nốt thì bắt đầu tập bấm cùng lúc, có thể khó nhưng bắt buộc phải vậy. Rồi cũng sẽ thành công thôi.
3. Thấy ngón tay nào dễ bấm thì dùng ngón đó
Tương tự như lỗi thứ hai, tuy không phải là sai về lý thuyết nhưng nếu những bài khó hơn với những hợp âm khó hơn cần thiết phải bấm những ngón bạn không quen tay thì sao?
Mất thời gian chuyển tay giữa các hợp âm là một điều cần tránh và không được xảy ra trong tập đàn.
Cụ thể cách khắc phục:
Hãy tìm thử những thế bấm tay trên internet để tập. Một hợp âm chuẩn sẽ có những thế bấm tay khác nhau sao cho các ngón tay vẫn giữ theo một nguyên tắc chung nhất. Mục tiêu cốt lõi và quan trọng nhất là phải làm sao cho việc di chuyển giữa các hợp âm trong bài hát diễn ra trơn tru và nhanh chóng.
4. Lực bấm nốt còn yếu
Không cần giải thích dài dòng, những tiếng rè hay những tạp âm xuất hiện trong khi bạn tập bấm hợp âm chính là minh chứng cho việc bạn bấm ngón vào nốt chưa thật sự chuẩn (hoặc đàn của bạn có vấn đề, nhưng cái này khá hiếm xảy ra).
Cách khắc phục cụ thể:
Hãy tập luyện thêm nữa và cố chịu đau tí mỗi khi dùng ngón tay bấm nốt. Khi bấm nốt chuẩn, tất nhiên các tạp âm lẫn các âm rè sẽ mất đi.
5. Ô nhạc có ba vị trí bạn biết không?
Nghĩa là: Mỗi ô nhịp trên đàn thường có ba vị trí để bấm ngón tay tương ứng với ba khoảng: Khoảng có hướng gần về bộ chỉnh dây đàn, khoảng giữa và khoảng có hướng gần với thùng đàn, tương ứng sẽ có ba âm thanh phát ra như sau:
- Khoảng có hướng gần với bộ chỉnh dây đàn: Lực bấm mạnh, tiếng rè.
- Khoảng giữa: Lực bấm tương đối, tiếng tốt.
- Khoảng có hướng gần với thùng đàn: Lực bấm nhẹ, tiếng tốt.
Tuy nhiên, có nhiều bạn lại cứ bấm nốt mà hay mãi bị rè trong khi bấm khá mạnh nhưng lại cứ bấm mãi ở khoảng có hướng gần với bộ chỉnh dây đàn.
Cụ thể cách khắc phục:
Hãy tập thói quen bấm vào vị trí khoảng có hướng gần với thùng đàn hoặc khoảng giữa, đừng lựa việc khó mà làm nhé!
6. Bấm không vuông góc các ngón tay
Nghĩa là: Nếu bạn bấm vuông góc các ngón tay lên dây đàn, có thể sẽ khiến cho ngón tay của bạn bị đau đấy.
Nhưng nếu không bấm vuông góc thì vô tình các ngón tay của bạn sẽ đè lên các dây đàn khác gây ra hiện tượng lỗi âm thanh phát ra khi chơi đàn. So với đau ngón tay thì đây là lỗi cần phải sửa.
Cách khắc phụ cụ thể:
Chịu đau một tí nhưng đàn đúng chuẩn và được hay là điều tốt hơn khi tập chơi đàn. Ngoài ra cần phải xem các thế cầm chơi đàn, cũng như xem xét cổ tay khi cầm đàn để có những thế bấm vuông góc tốt nhất. Lâu dần, tay sẽ quen và sẽ không còn cảm thấy đau đâu.
Vâng, và đó là 6 lỗi cơ bản, cùng với những cách khắc phục kèm theo, các bạn phải nhớ tập luyện thật kỹ và thường xuyên để sớm ngày trở thành một người chơi đàn ukulele chuyên nghiệp nhé.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn cảm thấy mình tập luyện chưa tốt hoặc cần người có chuyên môn đánh giá chính xác nhất kèm với những lời dạy chân thành nhất, bạn có thể tìm cho mình một người hướng dẫn tại “Daykemtainha.vn” nơi với những người thầy tuyệt vời, sẵn sàng truyền đạt mọi thứ cho bạn.
Học viên hoặc phụ huynh cần tìm gia sư môn đàn Ukulele cho con có thể liên hệ số hotline: 090.333.1985 - 09.87.87.0217
hoặc tải ứng dụng tại: “daykemtainha.vn” từ CH-Play (Androi) hoặc App Store (IOS):
Phụ huynh - học viên tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà và tiến hành chọn gia sư phù hợp
Phụ huynh - học viên tải app: Dạy Kèm Tại Nhà hoặc website: https://daykemtainha.vn
Link tải ứng dụng Dạy Kèm Tại Nhà: http://www.daykemtainha.vn/ung-dung-gia-su-day-kem
- Bài viết khác
- TRANG TRÍ ĐÀN UKULELE ( 26/04/2020 )
- DÂY ĐEO ĐÀN UKULELE ( 26/04/2020 )
- GẮN EQ CHO ĐÀN UKULELE ( 19/04/2020 )
- UKULELE HAY POPULELE ( 19/04/2020 )
- LƯU Ý KHI LÊN DÂY CHO ĐÀN UKULELE ( 13/04/2020 )
- CHĂM SÓC VÀ BẢO QUẢN ĐÀN UKULELE LÂU BỀN ( 13/04/2020 )
- TIÊU CHÍ CHO MỘT CÂY ĐÀN UKULELE CHẤT LƯỢNG ( 06/04/2020 )
- UKULELE VÀ NHỮNG THƯƠNG HIỆU ( 06/04/2020 )
- UKULELE KINH NGHIỆM CHỌN ĐÀN TỐT CHO NGƯỜI MỚI ( 06/04/2020 )